Unknown

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳn định Quốc hội chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi 2013 vì chưa đủ văn bản hướng dẫn.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã chính thức bế mạc chiều 21/6 sau 27 ngày làm việc.
Tại buổi họp báo, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, kỳ họp thứ 5 với việc xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nội dung quan trọng trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đã góp phần khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị…
Trả lời báo chí về việc Quốc hội chưa thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong kỳ họp thứ 5 này, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc giải thích thêm: Đây là một luật hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân nên khi ban hành rất cần có những văn bản hướng dẫn đi kèm.
“Nếu thông qua luật ngay trong kỳ họp này, Ban soạn thảo chưa thể hoàn thành ngay các văn bản đi kèm để hướng dẫn thực hiện luật nên Quốc hội nhất trí lùi lại kỳ sau để Ban soạn thảo có thêm thời gian hoàn thiện”, ông Phúc cho hay.
Nhận định về việc lần đầu tiên Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm vừa qua là bước đầu để đánh giá mức độ tín nhiệm của các chức danh, để họ biết được hiệu quả công việc của mình đến đâu. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng đã phản ánh đúng thực trạng, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, vì thế các chức danh khối hành pháp có tín nhiệm thấp hơn khối lập pháp là điều dễ hiểu.
“Đây là thước đo đánh giá khá chính xác hoạt động của Chính phủ trên các lĩnh vực thiết yếu của đời sống như y tế, ngân hàng, giáo dục….Kết quả này giúp các vị thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm sẽ nỗ lực, cố gắng hơn nữa để cải thiện công tác, nhiệm vụ của mình”, ông Phúc nhấn mạnh.
Về việc rút kinh nghiệm cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm những lần tới như khoanh hẹp đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ bớt mức tín nhiệm, ông Phúc cho rằng, phải chờ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới quyết định được những vấn đề này.
Nhận định về kết quả lấy phiếu tín nhiệm của bản thân, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ: “Tôi thấy rằng mình vẫn còn những hạn chế vì tôi vẫn còn có những phiếu “tín nhiệm thấp” (chỉ có 12 phiếu, chiếm 2,41%). Tôi cũng không thỏa mãn với kết quả này, vẫn thấy mình phải cố gắng hơn nữa”.
Về câu hỏi đợt lấy ý kiến góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 từ nay tới 30/9 có gì khác so với đợt góp ý trước và nhân dân phải góp ý và bản dự thảo nào, ông Phúc cho hay, người dân vẫn có thể góp ý bình thường như đợt đầu, vẫn có thể có cả ý kiến đồng thuận và trái chiều. Ủy ban soạn thảo sẵn sàng tiếp thu. Còn về bản dự thảo để góp ý, vẫn sử dụng bản cũ đã phát cho từng hộ dân.(theo Xã Luận)
Unknown

 Luật đất đai 2014 đã sửa đổi bổ sung mới nhất

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đến nay, các bộ, ngành dần hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai được Quốc hội thông qua. Nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về đất đai cho đội ngũ cán bộ, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.

LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI MỚI NHẤT 


 
Ngày 14-12-2012 Chính phủ ban hành quyết định số 1982/2012/QĐ-TTg phê duyệt đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2011-2020; Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý, sử dụng đất trồng lúa có hiệu lực 10/01/2013; Thông tư 205/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo nghị định số 42/2012/NĐ-CP; Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16-3-2012 của Bộ tài chính hướng dẫn xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất
Nghị quyết 39/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23-11-2012. tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai
Về các trường hợp thu hồi đất
Nếu như tại Điều 38 LĐĐ 2003 quy định có tất cả 12 trường hợp Nhà nước tiến hành thu hồi đất; còn đối với trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế được quy định riêng trong Điều 40, thì trong Điều 50 LĐĐ 2013 đã chia ra 3 nhóm trường hợp Nhà nước thu hồi đất, sau đó quy
định chi tiết theo từng nhóm trường hợp đó, bao gồm:
(i) Thu hồi đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội.
(ii) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai.
(iii) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện.
Sự phân chia theo 3 nhóm trường hợp như trên là phù hợp, rõ ràng và khoa học. Các trường hợp thu hồi đất được xây dựng trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, bổ sung LĐĐ 2003, hoặc là luật hóa các quy định được Chính phủ ban hành, thể hiện trong các Nghị định 181, Nghị định 84của Chính phủ.
Thu hồi đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội.
Thu hồi đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh
Nội dung này được quy định tại Khoản 1 Điều 51 LĐĐ 2013, đó là sự kế thừa Khoản 1 Điều 38 và Điều 89 LĐĐ 2003, bằng cách liệt kê 10 trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, về quyền của NSDĐ được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có nghĩa vụ không được làm biến dạng địa hình tự nhiên, nhằm đảm bảo thực hiện một trong những nguyên tắc của việc sử dụng đất là tiết kiệm, có hiệu quả thì chưa được quy định lại. Thiết nghĩ, nội dung này cần được tiếp thu, bổ sung trong quá trình sửa đổi.